Tác hại khi sử dụng cát nhiễm mặn - Cách xử lý và phân biệt cát nhiễm mặn

17/09/2021
1172Lượt xem
Cát xây dựng nhiễm mặn là mối nguy hại lớn trong xây dựng. Trong công trình xây dựng, quan trọng nhất chính là chất lượng của xi măng, sắt thép và cát.
1. Cát nhiễm mặn là gì?

Cát nhiễm mặn chính là loại cát được khai thác ở cửa sông hay cửa biển. Loại cát này có tính kiềm cao và là tác nhân chính tạo ra những rủi ro cho tường nhà. Thông thường cát sử dụng cho mục đích xây dựng thường được khai thác ở lòng sông, suối.

Tuy nhiên hiện nay khá nhiều lò khai thác cát đã trộn lẫn 2 loại cát này nhằm tăng lợi nhuận lên mức cao nhất.

2. Cát xây dựng là gì?

Cát là một dạng vật liệu xây dựng dạng hạt và có sẵn trong tự nhiên. Thành phần chính của cát bao gồm đá và những khoáng chất nhỏ và mịn. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại cát. Nhưng phổ biến chính là silica. Loại cát này có khả năng chống chịu phong hóa khá tốt vì nó có độ trơ về tính hóa học và độ cứng cũng rất cao.
 

Có một điều khá thú vị, đó chính là không có cát xây dựng, mà chỉ có cát được khái thác từ sông, suối, biển mà thôi. Trong xây dựng thì cát xây dựng phải là cát sạch. Nó phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật để đạt được các hiệu quả cao nhất.

3. Tác hại khi sử dụng cát nhiễm mặn

Trong thi công xây dựng, nguyên tắc là cần kiểm soát chất lượng cát trước khi đưa vào thi công. Cát có nhiều tạp chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trong thực tế, các tạp chất thường là bùn, bụi, tạp hữu cơ.

- Nếu cát chứa chất clo (muối) có thể gây rỉ sét thép, làm giảm sức bền công trình. Tạo ra nứt, gãy công trình sau một thời gian dài sử dụng.

- Nếu dùng cát bẩn xây trát sẽ làm cho bề mặt tường bị rêu mốc, sần sùi.

- Nếu sử dụng cát chứa tạp chất hữu cơ, có thể làm giảm cường độ của bê tông, vữa và tạo ra chất làm loang lổ bề mặt tường.

Ngoài ra, nếu dùng cát bẩn còn có thể gây ra hiện tượng sùi ở chân tường hoặc ngấm nước. Nếu là silic vô định hình có thể gây ra tác hại sau khoảng 20 - 30 năm. Tường bị phá vỡ bê tông từ bên trong.

4. Cách phân biệt cát nhiễm mặn

4.1. Phân biệt kiểu cầm nắm

Đây là cách khá đơn giản để phân biệt cát. Hãy cầm một nắm cát, nắm thật chặt lại rồi từ từ thả cát rơi ra. Nếu còn sót lại trong tay là bùn, đất sét hoặc tạp chất nào đó thì đây chính là cát bẩn.

4.2. Phân biệt kiểu thả rơi

Dùng tay cầm nắm chặt một vốc cát khô rồi thả rơi nhẹ nhàng. Nếu có nhiều bụi bay đó chính là cát bẩn. Nếu rất ít bụi hoặc không có thì chính là cát sạch. Lưu ý, hiện nay cát chất lượng tốt thường có màu vàng.

4.3. Phân biệt kiểu khoa học

Chuẩn bị một bình thủy tinh trong suốt. Đổ cát đầy khoảng nửa bình. Đổ nước vào và sau đó khuấy đều lên để cát lăng xuống. Lúc này, nếu trong cát có chất bẩn hay tạp chất sẽ có thể quan sát thấy rất dễ dàng.

Nếu nước đục thì đây là cát bẩn. Cát nhiễm phèn sẽ làm nước có màu vàng. Nếu cát có dầu mỡ sẽ thấy nổi váng ở bên trên.
Một nguyên tắc bất di bất dịch cần ghi nhớ đó là nếu hàm lượng chất bẩn, tạp chất vượt quá 3% khối lượng cát thì cần làm sạch trước khi sử dụng.

5. Cách xử lý cát nhiễm mặn, lẫn tạp chất

Cần khẳng định rằng, công nghệ lọc hút cát thô sơ không thể loại bỏ được các tạp chất lẫn trong cát. Trong thực tế, hầu hết các lò khai thác cát đều bán trực tiếp loại cát này ra ngoài thị trường mà không qua sàng lọc nào cả.

Để giảm thiểu nguy hại từ cát nhiễm bẩn, đầu tiên cần sàng lọc cát qua lưới để lọc hết các cành cây, vỏ sò, bụi bẩn lẫn trong cát.

Khi đổ xây thô hay đổ bê tông, tuyệt đối cấm sử dụng các loại cát nhiêm phèn, nhiễm mặn. Nó sẽ tác động trực tiếp rất lớn đến tuổi thọ công trình xây dựng và cả khả năng chịu lực của bê tông.

Ngoài việc lọc cát khi mua về, trước khi quyết định mua cát cũng nên lựa chọn các cơ sở kinh doanh cát uy tín để tránh việc mua nhầm phải cát nhiễm mặn, nhiễm phèn.

VLXD.org (Theo Lê Văn Thịnh)