CÁC XU HƯỚNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

16/04/2025
67Lượt xem

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều xu hướng vật liệu xây dựng mới đang nổi lên, phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu và yêu cầu của thị trường. Các xu hướng này không chỉ tập trung vào chất lượng mà còn chú trọng đến tác động môi trường. Dưới đây là một số xu hướng vật liệu 2025 dự kiến sẽ xuất hiện hoặc phát triển mạnh trong thời gian tới:

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường (Vật liệu xanh)

Theo thống kê, vật liệu xây dựng chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải nhà kính trên toàn thế giới. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, vì vậy các loại vật liệu “xanh” đã ra đời và đáp ứng các yêu cầu từ thị trường.

Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng và nhà đầu tư nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, vật liệu xanh đang ngày càng được ưa chuộng. Tại thị trường Việt Nam, nhiều loại vật liệu xanh phổ biến có thể kể đến như vật liệu xây dựng không nung, đá tự nhiên…

Vật liệu tái chế và vật liệu tái tạo: 

Xu hướng sử dụng các vật liệu tái chế từ nhựa, gỗ, kính hoặc thép ngày càng được ưa chuộng nhằm giảm tác động xấu đến môi trường. Ví dụ, việc sử dụng gạch tái chế hoặc bê tông từ nguyên liệu tái chế sẽ giúp giảm phát thải khí CO2 trong quá trình sản xuất.

Vật liệu từ nguồn tự nhiên: 

 Vật liệu xây dựng từ nguồn tự nhiên như tre, gỗ tái tạo hoặc đá tự nhiên không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn bền vững, thân thiện với môi trường. Gỗ công nghiệp và gỗ tái tạo (gỗ composite) đang dần thay thế gỗ truyền thống trong nhiều dự án xây dựng hiện đại.

Sơn và vật liệu phủ bề mặt không độc hại: 

 Các loại sơn không chứa hóa chất độc hại (như VOC – hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) sẽ tiếp tục được ưu tiên, góp phần tạo nên không gian sống an toàn và giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.

Vật liệu tiết kiệm năng lượng

 Việc sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng là một trong những xu hướng vật liệu xây dựng mới đáng chú ý hiện nay. Những vật liệu này không chỉ giúp giảm thiểu tiêu thụ điện năng mà còn giảm chi phí vận hành cho các công trình.

Kính tiết kiệm năng lượng: 

 Các loại kính cách nhiệt, kính Low-E (kính phản quang) có khả năng giữ nhiệt và giảm thiểu thất thoát nhiệt sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà. Kính Low-E giúp giảm nhiệt độ bên ngoài tác động vào tòa nhà, từ đó giảm tiêu thụ điện năng cho hệ thống điều hòa nhiệt độ.

Vật liệu cách nhiệt và cách âm: 

Nhu cầu về các vật liệu cách nhiệt, cách âm sẽ tăng mạnh, đặc biệt trong các dự án nhà ở cho thuê tại khu vực thành phố đông đúc. Sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt như bông khoáng, xốp EPS, PU, hoặc gạch không nung sẽ giúp giảm thiểu tiêu hao năng lượng cho hệ thống điều hòa và tạo môi trường sống thoải mái hơn.

Pin năng lượng mặt trời và tấm năng lượng tái tạo: 

 Các tấm pin mặt trời tích hợp vào mái nhà hoặc mặt tiền tòa nhà sẽ trở nên phổ biến hơn để giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng từ nguồn điện lưới. Việc kết hợp công nghệ này trong các dự án bất động sản sẽ giúp chủ đầu tư giảm chi phí điện năng dài hạn và thu hút người thuê/ người mua có ý thức về môi trường.

Vật liệu xây dựng bền vững và hiệu quả cao

 Vật liệu bền vững và hiệu quả cao đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các dự án xây dựng lớn. Những vật liệu như composite và nano với những tính năng vượt trội về độ bền và khả năng chống ăn mòn đang được ứng dụng rộng rãi.

Bê tông tính năng cao (HPC – High-Performance Concrete):

Loại bê tông này có độ bền cao hơn bê tông thông thường, giúp tăng tuổi thọ công trình và giảm chi phí bảo trì. Đồng thời, bê tông HPC còn có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tốt hơn, phù hợp cho các công trình yêu cầu kỹ thuật cao.

Bê tông nhẹ: 

Bê tông nhẹ (có thể là bê tông khí chưng áp – AAC) là một xu hướng mới do trọng lượng nhẹ, cách âm và cách nhiệt tốt, giúp giảm trọng tải lên móng công trình. Loại bê tông này thường được sử dụng trong xây dựng nhà ở cao tầng và nhà ở xã hội.

Gạch không nung: 

Đây là công nghệ vật liệu xây dựng mới thay thế gạch truyền thống. Gạch không nung thân thiện với môi trường và có khả năng cách nhiệt tốt hơn gạch nung truyền thống. Loại gạch này giúp giảm thiểu phát thải trong quá trình sản xuất và đang dần thay thế gạch nung trong các công trình xây dựng hiện đại.

Vật liệu nano: 

Bao gồm các cấu trúc vật lý ở mức nano – siêu nhỏ, chẳng hạn như hạt, sợi, ống hay tấm mỏng. Loại vật liệu này được tạo ra thông qua công nghệ tiên tiến để có kích thước và cấu trúc tùy chỉnh. Công nghệ nano giúp tạo ra các loại vật liệu có tính năng cách nhiệt và cách âm vượt trội, đồng thời tăng khả năng chống lại thời tiết khắc nghiệt. Những đặc tính như chống thấm, chống cháy và chống bám bụi sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất chung của công trình.

Tái sử dụng nguyên liệu

Việc sử dụng phế thải và phế liệu làm nguyên liệu xây dựng đang ngày càng được chú trọng, bởi nguồn nguyên liệu tự nhiên cho sản xuất vật liệu xây dựng không phải là vô hạn. Tái chế và sử dụng phế liệu không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường. Một trong những vật liệu được quan tâm đặc biệt là bê tông in 3D. Công nghệ này không chỉ đảm bảo chất lượng của bê tông mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm xây dựng thân thiện và bền vững.

Ứng dụng công nghệ in 3D trong xây dựng

Công nghệ in 3D đang dần được ứng dụng trong ngành xây dựng, đặc biệt trong việc tạo ra các kết cấu bê tông phức tạp hoặc các bộ phận kiến trúc mà trước đây cần nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. Công nghệ in 3D giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm thiểu lượng phế thải xây dựng.

Vật liệu in 3D tái tạo thân thiện với môi trường như nhựa sinh học, hợp chất tre hoặc sợi tự nhiên sẽ được sử dụng nhiều hơn trong các dự án nhà ở và bất động sản cho thuê nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.

Vật liệu thông minh

Vật liệu thông minh là một trong những xu hướng nổi bật trong ngành xây dựng hiện nay. Những vật liệu này có khả năng tự điều chỉnh tính chất theo tác động của môi trường, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Vật liệu tự phục hồi:

Vật liệu xây dựng tự phục hồi như bê tông tự phục hồi sẽ là một trong những cải tiến mới trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Loại bê tông này có khả năng tự sửa chữa các vết nứt nhỏ thông qua các vi sinh vật hoặc các hóa chất tích hợp trong cấu trúc của bê tông. Điều này giúp tăng độ bền của công trình và giảm chi phí bảo trì.

Vật liệu thay đổi nhiệt độ (PCM – Phase Change Material): 

Vật liệu PCM có khả năng hấp thụ và giải phóng nhiệt lượng khi thay đổi trạng thái (từ rắn sang lỏng và ngược lại), giúp điều hòa nhiệt độ trong tòa nhà một cách tự nhiên mà không cần sử dụng hệ thống điều hòa không khí. PCM đang được áp dụng trong các tòa nhà hiện đại nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.

Công nghệ xây dựng modul và vật liệu lắp ghép

Công nghệ modul hóa xây dựng bằng modul lắp ráp (pre-fabricated modular construction) là xu hướng ngày càng phổ biến do khả năng tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng. Các thành phần của công trình được sản xuất sẵn tại nhà máy và lắp ghép tại công trường, giúp tối ưu hóa quy trình thi công và giảm thiểu phế thải.

Các loại vật liệu xây dựng có thể lắp ghép dễ dàng, như tấm tường panel, vách ngăn composite hoặc các modul sàn bê tông tiền chế, sẽ giúp rút ngắn thời gian thi công và cải thiện hiệu quả xây dựng. Ngoài ra, tính linh hoạt trong thiết kế của công nghệ này cho phép tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau, đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng.

VMAT tổng hợp