40 nhà sản xuất xi măng và bê tông quốc tế hàng đầu đã công bố kế hoạch loại bỏ khí thải carbon. Cam kết đã được thực hiện bởi các thành viên của Hiệp hội Xi măng và Bê tông Toàn cầu (GCCA) được công bố trước Hội nghị khí hậu COP26 vào tháng tới, lộ trình bao gồm cam kết chung giảm phát thải khí nhà kính tới 25% vào năm 2030. Điều này có thể giảm thiểu ước tính khoảng 5 tỷ tấn khí thải CO2.
Hành động nhanh chóng và dứt khoátGiám đốc điều hành của HeidelbergCement, Dominik Von Achten, cho biết, chúng tôi rất hoan nghênh các mục tiêu bảo vệ khí hậu đầy tham vọng của ngành được đề ra trong lộ trình năm 2050 của GCCA. Đầu năm nay, HeidelbergCement đã công bố kế hoạch loại bỏ lượng khí thải carbon từ một nhà máy ở Thụy Điển bằng cách nâng cấp nhà máy với công nghệ thu giữ lượng khí thải carbon.
Hiện chúng ta cần hành động nhanh chóng và dứt khoát để tạo ra các điều kiện khuôn khổ phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhằm giảm
phát thải khí CO2 và khuyến khích thị trường đối với vật liệu xây dựng phát thải thấp, Von Achten nói thêm.
Giám đốc Công ty Bê tông Vương quốc Anh Chris Leese cũng kêu gọi sự hỗ trợ của Chính phủ các nước. Điều quan trọng hiện nay khi chúng tôi hướng tới hội nghị COP26 là ngành công nghiệp Vương quốc Anh sẽ đưa ra các biện pháp, chính sách sẽ hỗ trợ quá trình khử cacbon trong những thập kỷ tới. Lộ trình này phù hợp với Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C, tuân theo một lộ trình tương tự do ngành công nghiệp xi măng của Anh công bố, cho thấy làm thế nào nó có thể đạt được mức 0 vào năm 2050.
Ngành công nghiệp
xi măng chịu trách nhiệm cho 7% lượng khí thải CO2 của Thế giới. Lộ trình đặt ra bảy bước để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và clinkerTheo lộ trình, việc thay thế clinker có hàm lượng cacbon cao, là thành phần chính trong xi măng portland, bằng vật liệu có hàm lượng cacbon thấp hơn sẽ góp phần giảm lượng khí thải CO2 của cả xi măng và bê tông.
Nhà máy thu giữ carbon lớn nhất Thế giới ở Iceland.
Cam kết giảm đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất và tăng cường sử dụng các nhiên liệu thay thế cũng sẽ góp phần làm giảm lượng khí thải CO2. Ngành công nghiệp đã cam kết xây dựng 10 nhà máy thu giữ carbon quy mô công nghiệp vào năm 2030, dựa trên các thí điểm hiện tại ở Bắc Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và châu Âu.
Các chất thay thế hóa học mới cho clinker và hỗn hợp bê tông đóng một vai trò quan trọng trong lộ trình, với kế hoạch xây dựng dựa trên các phương pháp tiếp cận mới đã và đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển. Đầu tư vào công nghệ lò nung và nhiều nghiên cứu khác cũng sẽ được thực hiện. GCCA sẽ sử dụng mạng lưới nghiên cứu toàn cầu của mình, Innovandi, để thúc đẩy nghiên cứu.
GCCA sẽ tạo ra một khung Procurement mà ngành công nghiệp có thể sử dụng trong quá trình xây dựng để nâng cao hiệu quả trong thiết kế và sử dụng bê tông trong quá trình xây dựng. Điều này sẽ liên quan đến việc sử dụng các vật liệu tái chế, kéo dài tuổi thọ của các dự án và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
Cần hỗ trợ từ các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách
Xi măng là một nguồn phát thải carbon rất lớn, phần lớn là do nó phụ thuộc vào clinker được làm từ đá vôi nghiền và đốt. Quá trình này tách canxi, thành phần chính trong xi măng, còn carbon được thải vào khí quyển. Khí thải cũng được tạo ra bằng cách đốt nóng các lò nung lên trên 1.000°C để xử lý đá vôi.
Định nghĩa các Công ty Net-zero là các thực thể như công ty, doanh nghệp, lĩnh vực công nghiệp không phát thải CO2 trong khí quyển trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng của mình.
Lộ trình này yêu cầu các nhà hoạch định chính sách, Chính phủ và các tổ chức đa phương cùng đồng lòng trong việc hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn và sự phát triển của công nghệ mới.
Các thành viên GCCA đã cam kết đạt được mục tiêu này mà không sử dụng các khoản bù đắp. Tổ chức này tuyên bố rằng họ có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0, ngay cả khi thị trường xi măng và sản phẩm bê tông toàn cầu tăng gấp đôi so với dự kiến từ 333 tỷ USD vào năm 2020 lên 645 tỷ USD vào năm 2030.
VLXD.org (TH/ Dezeen)