Thường ngày chúng ta chỉ hay nhắc đến bê tông tươi, bê tông cốt thép mà ít nhắc đến bê tông cường độ cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại vật liệu này.
1. Bê tông cường độ cao
Về bản chất thì đây cũng chỉ là một thế hệ bê tông mới có thêm các phẩm chất được cải thiện thể hiện sự tiến bộ trong công nghệ vật liệu - kết cấu xây dựng.
Khi chúng ta xét về phương diện chịu nén thì đó là bê tông cường độ cao (High Strength Concrete).
Bê tông cường độ cao là loại bê tông có cường độ chịu nén tuổi 28 ngày không nhỏ hơn 60 MPa, với mẫu thử hình trụ có D= 15cm, H= 30cm. Cường độ sau 24 giờ Rb>= 35MPa, sau 28 ngày cường độ nén R28>= 60 MPa
Về thành phần: Có hoặc không có silic hoặc dùng kết hợp với xỉ lò cao. Chú ý: khi sử dụng muội silic thì chất lượng bê tông sẽ được nâng cao.
Theo tiêu chuẩn của Bắc Mỹ: thì bê tông cường độ cao là loại bê tông có R28 >= 42 MPa. Theo tiêu chuẩn CEB. FIP quy định bê tông cường độ cao có cường độ nén sau 28 ngày tối thiểu fc28 >= 60 MPa. Tất cả các loại bê tông cường độ cao đều dùng tỷ lệ N/X thấp (0,25-0,35).
Các nghiên cứu đã khẳng định về việc sử dụng bê tông cường độ cao cho phép tạo ra các sản phẩm có tính kinh tế hơn.
2. Các nghiên cứu về bê tông cường độ cao
Để đưa bê tông cường độ cao vào ứng dụng thực tế thì trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành. Đáng chú ý là các nghiên cứu của trung tâm khoa học kỹ thuật về vật liệu xi măng chất lượng cao (ACBM- Mỹ), chương trình nghiên cứu đường oto (SHRP) mạng lưới trung tâm chuyên gia của Canada với chương trình về bê tông tính năng cao, Hội đồng Hoàng gia Na uy với chương trình nghiên cứu khoa học và công nghiệp, Chương trình quốc gia Thụy Điển về HPC, chương trình quốc gia Pháp tên là Những con đường mới cho bê tông, và chương trình bê tông mới của Nhật Bản.
Các nghiên cứu đã khẳng định về việc sử dụng bê tông cường độ cao cho phép tạo ra các sản phẩm có tính kinh tế hơn, cung cấp khả năng giải quyết được nhiều vấn đề kỹ thuật hơn hoặc vừa đảm bảo cả hai yếu tố trên do khi sử dụng bê tông cường độ cao có các ưu điểm sau:
- Giảm kích thước cấu kiện, kết quả là tăng không gian sử dụng và khối lượng bê tông sử dụng, kèm theo rút ngắn thời gian thi công;
- Giảm khối lượng bản thân và các tĩnh tải phụ thêm làm giảm được kích thước móng;
- Tăng chiều dài nhịp và giảm số lượng dầm với cùng yêu cầu chịu tải;
- Giảm số lượng trụ đỡ và móng do tăng chiều dài nhịp;
- Giảm chiều dày bản, giảm chiều cao dầm.
Như vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu về cường độ chịu kéo, cắt và biến dạng của bê tông cường độ cao trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta dựa vào những nghiên cứu về bê tông chất lượng cao trước đó cũng khẳng định rằng chúng được sử dụng trong các công trình lớn, chủ yếu ở các ngôi nhà cao tầng, công trình biển và các công trình giao thông (cầu, đường, hầm).
(Theo VLXD.org)