Bản tin VLXD tuần từ 20/06 đến 26/06/2021

29/06/2021
1089Lượt xem

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp hợp tác điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu; Giải quyết khó khăn cho Tổ hợp dự án nhà máy Xi măng Đại Dương; Châu Âu khan hiếm nguồn cung gỗ xây dựng; Vicem nâng cao năng lực vượt qua khó khăn; Tháng 5: Việt Nam xuất khẩu đạt 980.000 tấn sắt thép; Những chính sách mới có tác động tích cực đến thị trường bất động sản; Xây nhà bằng gạch xếp hình, dễ dàng tái sử dụng... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua về ngành VLXD và các ngành, lĩnh vực có liên quan.

 



Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục Quản lý Thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế tại Công văn số 129/QLTT-NVTH ngày 25/5/2021; Đội QLTT số 4 đã tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giá đối với mặt hàng thép xây dựng trên địa bàn quản lý. 

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp hợp tác điều tra chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra), Bộ Công Thương cho biết, Cục đã gửi bản câu hỏi điều tra về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài.

Giải quyết khó khăn cho Tổ hợp dự án nhà máy Xi măng Đại Dương


Tổ hợp nhà máy Xi măng Đại Dương, bao gồm nhà máy Xi măng Đại Dương 1, nhà máy Xi măng Đại Dương 2 và nhà máy Sản xuất Vôi công nghiệp Đại Dương, được chấp thuận đầu tư tại xã Tân Trường thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Công suất của 2 nhà máy xi măng khoảng 4,6 triệu tấn xi măng/năm, công suất nhà máy sản xuất vôi công nghiệp 600.000 tấn/năm.

Châu Âu khan hiếm nguồn cung gỗ xây dựng

Thị trường gỗ xây dựng châu Âu sôi động từ mùa hè năm 2020, cùng với các loại vật liệu xây dựng khác. Nhật báo Tây Pháp ra đầu tuần trước ngay trên trang nhất khẳng định, giá gỗ tăng cao đang là nguyên nhân chính làm khó ngành xây dựng.

Bổ sung chế tài xử lý vi phạm về quản lý khoáng sản tại khu vực dự trữ quốc gia


Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ. Trong đó, Bộ đề xuất quy định mới xử lý vi phạm quy định về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Lạng Sơn: Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thép xây dựng

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giá các loại vật liệu xây dựng như sắt, thép tăng ngày càng cao. Chính vì vậy, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh các mặt hàng này, tránh tình trạng các chủ kinh doanh sắt, thép tự ý tăng giá, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
 


Từ đầu năm 2021 đến nay, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cũng nhiều triển khai giải pháp để duy trì sản xuất kinh doanh ổn định.

Doanh nghiệp xây dựng ứng phó với tình trạng nguyên vật liệu tăng giá liên tiếp

Đã qua nửa năm 2021, giá nguyên vật liệu xây dựng đặc biệt là giá thép đã có hơn 5 tháng không hạ nhiệt. Theo các doanh nghiệp bất động sản, nhà thầu chi phí mua thép thường chiếm khoảng 30% trong tổng đơn hàng nên gây ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất đặc biệt là xây dựng. Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh bên cạnh việc chờ mong sự vào cuộc của các Bộ, ngành chặn đà tăng giá thép.

Prime Group khẳng định dấu ấn riêng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng


Nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2020, Tập đoàn Prime (Prime Group) đã vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Giải thưởng là sự ghi nhận, động lực để doanh nghiệp tiếp tục vươn lên, trở thành tập đoàn hàng đầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và là doanh nghiệp kiểu mẫu trong quản trị minh bạch và phát triển bền vững.

Hòa Bình: Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, khiến công trình xây dựng chậm tiến độ

Từ đầu năm đến nay, giá vật liệu xây dựng, trong đó chủ yếu là giá thép nhiều lần tăng với biên độ ngày càng lớn, mức giá thép hiện tại mặc dù giảm hơn so với đầu tháng 6 từ 500.000 - 800.000 đồng/tấn, nhưng vẫn giữ ở mức 15 đến hơn 17 triệu đồng/tấn tùy loại, cao hơn thời điểm đầu năm khoảng 25% và 40% so cuối năm 2020. Giá thép tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như người dân xây dựng các công trình dân dụng.

Tháng 5: Việt Nam xuất khẩu đạt 980.000 tấn sắt thép



Sau gần 10 năm đưa vào hoạt động, đến nay trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng thông thường ở Quảng Trị được khai thác tại khu vực mỏ đá khối A - Tân Lâm (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) sắp cạn kiệt, sản lượng giảm xuống chỉ còn khoảng 50% và chỉ đáp ứng chưa đến 40% cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tăng năng lực sản xuất thép, đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước

Những ngày gần đây, giá thép đã hạ nhiệt so với thời điểm đầu tháng 6. Tuy nhiên, giá bán hiện tại vẫn “neo” ở mức khá cao. Nhiều ý kiến cho rằng, tăng năng lực sản xuất và năng suất sẽ giúp ngành thép đáp ứng hơn nhu cầu thép trong nước; từ đó ghìm lại sự tăng giá của thép.

Những chính sách mới có tác động tích cực đến thị trường bất động sản