CÔNG NGHỆ CÁN ÉP RA NƯỚC BÊ TÔNG

13/10/2020
870Lượt xem

Bê tông là vật liệu được quan tâm nhiều nhất trong ngành xây dựng. Có rất nhiều vấn đề xoanh quanh vật liệu này để chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu. Bài viết sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin về công nghệ cán, ép ra nước bê tông.

Công nghệ cán bê tông

Phương pháp cán, dựa vào nguyên lý đạt được những thay đổi về hình dạng bằng các chuyển động tiếp tuyến, được sử dụng trong một vài trường hợp sản xuất các dầm làm bằng bê tông cốt thép.

Bê tông được đổ trong khuôn di động hướng theo chiều dài và được tác động bởi những bánh lăn nhỏ, chúng ấn lên bề mặt bằng những chuyển động trượt ngang và dọc. Việc ấn những bánh răng có độ sâu tăng lên và số lượng của chúng biến đổi theo hình dạng kết cấu dầm. Bằng cách này, bê tông có độ đặc chắc chấp nhận được.

Ép ra nước bê tông

Phương pháp này bao gồm việc trộn một loại bê tông chứa một lượng nước đủ để đổ dễ dàng và để tiết ra nước sau đó bằng một phương tiện ép:

Ép nước bằng quay ly tâm

Phương pháp ép nước này được sử dụng từ lâu để sản xuất các ống. Bê tông được đổ vào một ống hình trụ quay với tốc độ lớn. Lực ly tâm đẩy bê tông vào thành ống dưới dạng một lớp có chiều dày đều đặc. Khi đó các hạt trong hỗn hợp có xu hướng phân cấp theo độ lớn của chúng, những hạt nào có tỉ số thể tích/ bề mặt lớn thể hiện sự chống lại chuyển dịch kém hơn qua khối nhớt. Lúc đó người ta thấy phần bên ngoài của lớp gồm bê tông đã được làm chặt có vữa tối thiểu, rồi đến lớp trung gian gồm bê tông có quá nhiều vữa và cuối cùng nước thừa chứa ít nhiều xi măng, được đẩy vào theo hướng trung tâm, từ đó có thể để nó chảy đi. Lợi ích của việc xử lý này là không những đạt được bê tông có chất lượng cao mà còn cho phép tháo ván khuôn ngay.
Để được như vậy, bê tông phải có độ đặc chắc lớn gắn với một số hệ số ma sát trong cao và sự dính kết đầy đủ. Các chuyển động ly tâm của các hạt tạo nên sự làm chặt phải chống lại ma sát trong của bê tông.

Như vậy có lợi khi tìm kiếm từ lúc khởi đầu, một hỗn hợp có hệ số ma sát yếu, nhưng sao để sự dính kết mao quản có thể xuất hiện nhanh chóng. Chính trong các phần nhỏ của thành phần hạt có thể sử dụng giải pháp, thêm bột khoáng thật mịn vào thành phần bê tông.

Phương pháp này có thể được cải thiện bằng cách thêm vào đó một dao động trong khi ly tâm. Nó giảm hoặc loại bỏ ma sát chống lại sự dịch chuyển của các hạt và sự ép nước và có tcas dụng tăng nhanh tốc độ làm chặt bê tông.

Ép nước bằng chân không

Đó là phương pháp mới đây nhất. Nó bao gồm việc tách ra một phần nước qua thành thấm nước, đằng sau đó tạo chân không.

Bằng phương pháp này người ta thấy rằng sự mất nước, dưới áp lực cao hơn lượng nước được chuyển ra bởi chính bê tông đó chịu áp lực tĩnh để có cùng độ lún.
Hệ thống này cho phép đạt được sự dính kết sao để cho phép tháo ván khuôn nhanh.
 Hi vọng rằng với những chia sẻ trên thì các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về bê tông tươi và có thể thi công xây dựng với vật liệu này tốt hơn.

(Nguồn: VLXD.org)