Sự phát triển của ngành công nghiệp kéo theo sự bùng nổ của thị trường các sản phẩm vật liệu, trong đó có các sản phẩm sơn ngày càng có xu hướng phát triển và phong phú đa dạng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì các loại sơn thông thường vẫn còn rất nhiều tác hại đến môi trường và con người đặt ra một vấn đề lớn cho các nhà sản xuất sơn về một loại sơn không gây độc hại.
Theo thời gian, công nghệ sản xuất sơn cũ đã bộc lộ nhiều bất cập. Chưa nói đến sự kém tiện dụng thì những sản phẩm sơn truyền thống về lâu về dài còn gây ra những tác động tiêu cực về con người cũng như cho môi trường.
Đứng trước tình hình trên thì các nhà sản xuất đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp tốt nhất cho người tiêu dùng mang tên sơn sinh thái.
Vậy sơn sinh thái là gì? Sơn sinh thái đóng vai trò như thế nào trong ngành công nghiệp hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây để hiểu thêm về loại sơn đặc biệt này nhé.
Cuộc cách mạng về sơn không độc hại
Đối với viêc dùng sơn thông thường thì người tiêu dùng có lẽ sẽ phải chờ cả tháng để sơn có thể bay hết mùi, điều này ít nhiều gây ra sự khó chịu và bất tiện cho người ở.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sơn là một trong 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Trong quá trình sản xuất sơn, việc lạm dụng các thành phần APEO (chất phụ gia sử dụng để duy trì chất lượng ổn định), VOCs (dung môi chứa các chết hữu cơ bay hơi) và một số loại phụ gia khác gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Nếu bạn tìm hiểu sẽ rõ sơn gồm 4 thành phần chính là: Chất tạo màng, bột màu, dung môi và phụ gia,…Trong đó, dung môi và phụ gia là 2 thành phần chính thải ra VOCs (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Sau đó VOCs dễ dàng trở thành khí hoặc hơi và phơi nhiễm có thể xuất hiện khi hít phải. Nếu không may tiếp xúc hoặc nuốt phải thì VOCs dễ dàng gây kích ứng da, mắt và thậm chí ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
Trước đây benzen còn được ứng dụng rất rộng rãi làm dung môi để pha chế sơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được độ độc hại của benzen, rằng nó là yếu tố gây ra ung thư máu. Mặc dù, benzen đã bị cấm không cho sử dụng trong sản xuất sơn nhưng các loại sơn hiện nay vẫn sử dụng những hóa chất độc hại khác là VOCs.
Khi sơn khô, hàm lượng VOCs sẽ thải ra không khí và chúng ta vô tình hít phải và sau đó là một loạt hiện tượng như: buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, run rẩy, lú lẫn và/hoặc bất tỉnh. Phơi nhiễm lâu dài với VOCs có thể dẫn đến hiện tượng làm thương tổn các cơ quan như: hệ thần kinh trung ương, gan và thận.
Chưa kể đối với trẻ em thì thành phần VOCs còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bao giờ hết do hệ thần kinh của trẻ em nhạy cảm. VOCs sẽ ảnh hưởng tới não, hệ thần kinh cũng như khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ.
Chúng ta đều biết rằng, hiện nay con người dành khoảng 80% thời gian để sinh sống và làm việc trong những tòa nhà, công ty, nhà máy được bao quanh bởi các lớp sơn. Vì vậy, nếu như chúng ta sử dụng sơn không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Vấn đề:
Trong vòng 15 năm trở lại đây, các nghiên cứu đã kết luận rằng các công trình xây dựng đã góp phần làm tăng 20% hiệu ứng khí thải nhà kính trên toàn cầu, trong khi các ngành công nghiệp và nông nghiệp đã cho thấy sự cải thiện bằng cách giảm 22% và 10% khí thải thì khí thải từ các công trình xây dựng lại tăng thêm 22%.
Đó là chưa kể tới việc ngành xây dựng là một trong những “thủ phạm” chính gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và là nguồn thải ra hàng triệu tấn rác. Thực tế này cần phải được thay đổi ngay lập tức và chìa khoá cho bài toán khó nhằn trên chính là sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường hay còn gọi là vật liệu xanh.
Bằng cách sử dụng các loại vật liệu xanh thì các dự án lớn đang có xu hướng phát triển các sản phẩm bất động sản thân thiện với môi trường, tạo ra không gian sống lành mạnh và an toàn cho người dân. Đã có rất nhiều giải pháp xoay quanh vấn đề này nhưng giải pháp cho mảnh ghép cuối của mỗi công trình là một loại sơn hoàn toàn tự nhiên không độc hại cho người sử dụng mà vẫn bền màu và có các tính năng, chất lượng tốt vẫn là vấn đề chưa có lời giải cho tới khi có sự ra đời của khái niệm “Sơn sinh thái”.
Sơn sinh thái là gì?
Sơn sinh thái còn được gọi với cái tên sơn sạch, sơn xanh, sơn công nghệ xanh là loại sơn sử dụng nguồn nguyên liệu và kết hợp với ngành công nghiệp xanh hướng tới sự thân thiện môi trường nhằm tạo ra các sản phẩm sơn không mùi, sơn có mùi tự nhiên hoặc hạn chế tối ra vấn đề mùi hóa chất trong sơn (sơn nhẹ mùi). Đặc biệt là các loại sơn này không chứa các loại hoá chất gây hại cho sức khoẻ như: Apeo, Phoóc môn, Kim loại nặng, lượng hợp chất hữu cơ (VOCs) bay hơi rất thấp.
Vai trò của sơn sinh thái trong ngành công nghiệp hiện nay
Sư ra đời của sơn sinh thái có thể được xem là một trong những thành tựu của nhiều ngành khoa học. Sơn sinh thái góp phần không chỉ làm đẹp hơn công trình, bảo vệ sức khỏe của con người, giúp loại bỏ hoàn toàn các tác động xấu của các loại sơn thông thường chứa nhiều hóa chất độc hại gây ra mà còn thực sự là một giải pháp về vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. có thể nói rằng, việc sử dụng sơn sinh thái là một xu hướng tất yếu, một nhu cầu mà hiện nay cả thế giới đang hướng tới.
Chúng ta có thể kể đến một số những ưu điểm chính của sơn sinh thái như:
Một số loại sơn có thể chống bức xạ, chống lại các tần sóng có hại, bảo vệ người dùng khỏi ảnh hưởng sóng điện từ, sóng điện thoại wifi cho các khu quân sự, công nghiệp, cơ quan, viện nghiên cứu, nhà ở…
Sơn không chất hữu cơ bay hơi (VOCs), có khả năng hấp thụ CO2 trở lại thành đá vôi làm bức tường dày lên, từ đó nó có tác dụng làm sạch không khí, loại bỏ mùi hôi.
Chống ăn mòn, đa dụng, không dung môi, không cháy nổ, sơn có thể sử dụng được cho cả các bề mặt ướt, có thể thải thẳng ra đất, nước, không khí.
Tuổi thọ cao, sơn bền màu và không bị loang lổ, nứt nẻ.
Một số loại sơn có thể chống bức xạ, chống lại các tần sóng có hại, bảo vệ người dùng khỏi ảnh hưởng sóng điện từ, sóng điện thoại wifi cho các khu quân sự, công nghiệp, cơ quan, viện nghiên cứu, nhà ở…
Công ty cổ phần VMAT cũng là đơn vị nghiên cứu, sản xuất và cung cấp các loại sơn sinh thái, đáp ứng các nhu cầu của các công trình xây dựng, giao thông và thủy lợi.