Bê tông nhẹ là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Bê tông nhẹ ngoài các ưu điểm của bê tông thông thường còn có tính cách âm, cách nhiệt tốt hơn và đặc biệt là tổng giá thành của công trình nhà cao tầng xây dựng bằng bê tông nhẹ thường thấp hơn đáng kể so với các loại bê tông thông thường khác.
Bê tông nhẹ thường được dùng để làm khung, sàn, tường cho nhà cao tầng dùng trong các kết cấu vỏ mỏng, tấm cong; trong cấu tạo cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn… Công nghệ bê tông nhẹ là công nghệ sạch, tận dụng nguồn phế liệu trong công nghiệp để sản xuất vật liệu rẻ tiền và thân thiện với môi trường.
Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng là một trong các chủng loại của các bê tông nhẹ được dùng nhiều trong xây dựng.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, các loại bê tông nhẹ được chia thành 3 nhóm:
- Cách nhiệt, đối với chúng yếu tố quyết định là độ dẫn nhiệt và khối lượng thể tích;
- Kết cấu - cách nhiệt, nó phải có tỷ lệ xác định của cường độ và khối lượng thể tích, cũng như độ dẫn nhiệt nhất định;
- Kết cấu, đối với chúng yếu tố quyết định là cường độ;
Căn cứ vào cấu trúc, các loại bê tông nhẹ được chia thành 4 nhóm:
- Bê tông nhẹ thường hay đặc, trong chúng các lỗ rỗng giữa cốt liệu được lấp đầy bằng vữa;
- Ít cát, các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn chỉ được lấp đầy từng phần bằng vữa;
- Không có cát (lỗ rỗng lớn), được chế tạo chỉ dùng cốt liệu rỗng lớn với lượng dùng chất kết dính không quá 300 kg/m³;
Các tính chất căn bản của bê tông nhẹ:
Trong bê tông vừa mới đổ khuôn cấu trúc đặc, thể tích của các lỗ rỗng giữa các hạt không vượt quá 3%, trong bê tông ít cát và tạo rỗng 25%, trong bê tông lỗ rỗng lớn 40%. Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được đặc trưng bởi mác theo cường độ chịu nén, kéo dọc trục, kéo khi uốn. Trong những trường hợp riêng biệt đối với bê tông nhẹ còn có yêu cầu về độ chịu nhiệt, độ chống ăn mòn và tương tự.
Sự khác biệt giữa bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng và bê tông nặng thường về căn bản liên quan đến những đặc điểm của cốt liệu rỗng. Cốt liệu rỗng có khối lượng thể tích không lớn và cường độ tương đối nhỏ (nhỏ hơn mác bê tông).
Để có được bê tông nhẹ có công dụng, chức năng nhất định cũng như để điều chỉnh được các tính chất của bê tông trong các giới hạn của một trong ba nhóm, người ta dùng cốt liệu có phẩm chất xác định, đặc biệt là lựa chọn cẩn thận cấp phối hạt của cốt liệu, làm thay đổi cấu trúc của bê tông, tạo rỗng cho thành phần vữa của bê tông…
Bê tông nhẹ dùng cốt liệu rỗng có độ chống nứt lớn, độ ẩm khai thác độ từ biến nhỏ so với các loại bê tông xốp.
Yếu tố căn bản xác định tất cả các tính chất của bê tông nhẹ đó là phẩm chất của cốt liệu rỗng.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, trên cơ sở của các loại cốt liệu rỗng, theo nguyên tắc có thể chế tạo được bê tông nhẹ kết cấu - cách nhiệt và kết cấu, còn khi dùng các chủng loại nhẹ hơn - cũng được bê tông nhẹ cách nhiệt.
Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực của thực tế xây dựng.
Trong xây dựng nhà ở và dân dụng từ bê tông nhẹ, người ta đã chế tạo nhiều cấu kiện lắp ghép kích thước lớn khác nhau của các tòa nhà và công trình: các panel tường ngoài và tường ngăn, dầm, dầm mang sàn, chiếu nghỉ và cầu thang… Các kết cấu từ bê tông nhẹ được chế tạo với cốt thép thường, cũng như đối với cốt thép dự ứng lực.
Đối với xây dựng cầu đường từ bê tông nhẹ người ta chế tạo các dầm, dàn cho cầu, các tấm lát mặt cầu…
Trong xây dựng các công trình thủy lợi, người ta dùng bê tông nhẹ để chế tạo tầu, thuyền.
(Nguồn: VLXD.org)