XỬ LÝ TRO XỈ THẢI NHIỆT ĐIỆN: THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG

29/07/2022
813Lượt xem

Vấn đề xử lý tro, xỉ thải phát sinh trong quá trình sản xuất của các nhà máy nhiệt điện than trong một thời gian dài đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên lượng tiêu thụ tro, xỉ vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra tại Quyết định 452/QĐ-TTg cả về tổng lượng tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ cho các lĩnh vực. Sản lượng tiêu thụ mới chỉ đạt 44% tổng lượng phát thải. 

 

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương, hiện cả nước có 25 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động, phát thải ra tổng lượng tro, xỉ khoảng 13 triệu tấn/năm, trong đó tro bay chiếm từ 80% đến 85%. Lượng phát thải tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, chiếm 65%, miền Trung chiếm 23% và miền Nam chiếm 12% tổng lượng thải. 

Thực tế cho thấy tro, xỉ được sử dụng nhiều nhất là lĩnh vực làm phụ gia khoáng cho xi măng, ước khoảng 24 triệu tấn, chiếm 70%; sản xuất gạch đất sét nung và gạch không nung ước khoảng 4 triệu tấn, chiếm 12%; làm phụ gia cho sản xuất bê tông tươi, bê tông cho các công trình thủy lợi, công trình giao thông (đường bê tông xi măng vùng nông thôn) và công trình xây dựng dân dụng (kết cấu móng khối lớn ít tỏa nhiệt) ước khoảng 3 triệu tấn, chiếm 8%; và làm vật liệu san lấp, đắp đường giao thông các loại khoảng 3,5 triệu tấn, chiếm 9%. 

VMAT đã có các chương trình nghiên cứu sử dụng tro bay cho một số sản phẩm bê tông công trình chắn sóng, mảng bê tông bảo vệ bờ, chống ăn mòn của nước biển. Để có thể triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tế và góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, VMAT đã triển khai tìm kiếm các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư sản xuất VLXD để hợp tác thực hiện các dự án sử dụng khối lượng lớn tro bay hiệu quả hơn. 

 

(Nguồn: VMAT tổng hợp)